Doanh nhân là gì? Là ai?

Lượt xem: Lượt bình luận:
Thể loại:
vào lúc




 “Doanh nhân” là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90. Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng: cứ “được gọi” là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền.   
  Thực tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có người thành kẻ bại. Doanh nhân được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên,Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).


  Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp.
  Doanh nhân còn là những người có được những:
 (1) năng khiếu đặc biệt về kinh doanh,
 (2) kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và
 (3) các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh.
  Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác.
  Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.
  Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa,dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.
  Các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân.
  Từ trước đến nay, doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nay đã bắt đầu có những đầu tư ra nước ngoài.
  Ngày doanh nhân Việt Nam
  Riêng các doanh nhân Việt Nam có một ngày kỷ niệm trong năm, đó là ngày 13 tháng 10.
  Ngày này được công nhận vào năm 2004, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải.
  Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử
  + Thời phong kiến: Trong câu “Sĩ nông công thương”, doanh nhân (các thương gia thời đó) đứng ở cuối các thang bậc của xã hội. Chính vì vậy, khi các thương gia thành công, có nhiều tiền, họ sẽ cố đầu tư cho con học đi thi để được gia nhập vào tầng lớp “sĩ” (quan lại, sĩ phu…” hoặc đem tiền trở về quê mua thật nhiều ruộng đất, bắt đầu một quá trình tự “nông dân hóa” để gia nhập trở lại vào tầng lớp “nông”.
  Suốt thời kỳ này tầng lớp doanh nhân không phát triển được.
  + Thời thực dân: Tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát triển. Về mặt số lượng họ khá đông đảo và bắt đầu một quá trình tích tụ nguồn vốn, tri thức và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh và cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…
  Do có khả năng tài chính, các doanh nhân đều đầu tư cho con cái học hành bài bản và nhiều người trong số này đã trở thành các nhà cách mạng.
 + Thời sau giải phóng: (miền Bắc từ sau 1954, miền Nam từ sau 1975 đến năm 1990) Tầng lớp doanh nhân gần như bị phân rã. Họ không xuất hiện và không được công nhận trong xã hội. Các pano, áp-phích cổ động chỉ có hình ảnh của công – nông – binh, không có doanh nhân và không có cả trí thức.
  + Từ 1990 đến nay: Sau Đổi mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày 21 tháng 12 năm 1990 đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân ra đời và cùng với đó là sự hồi sinh, phát triển của tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Tuy trên các tranh cổ động vẫn chỉ có “công – nông – binh” và thêm “trí” song doanh nhân cũng dần được công nhận là một tầng lớp xã hội.
  
 Định nghĩa hoàn toàn mới về doanh nhân

  Bạn cho rằng tất cả những ai tham gia điều hành một công ty đều là doanh nhân?




  Đã có quá nhiều câu trả lời cho câu hỏi này rồi; nào là doanh nhân là người chấp nhận rủi ro, nhà phát minh, chủ một công ty nhỏ, hay chỉ đơn thuần họ là những kẻ điên rồ hoặc may mắn. Song tất cả những ý kiến trên, và thẳng thắn ra mà nói, cả phần lớn những gì tôi đã đọc được trong các cuốn sách về kinh doanh nữa, đều không mấy liên quan đến bản chất của doanh nhân. Thông thái đến như Malcolm Gladwell thì trong bài báo gần đây viết về chủ đề này trên tạp chí New Yorker, ông cũng mới chỉ đúng một nửa.
  Là một doanh nhân khác xa với những gì mà mọi người thường nghĩ. Nó không phải là một hành vi (chấp nhận rủi ro hay né tránh rủi ro); nó không phải là một loại hình kinh doanh (bạn có thể điều hành một công ty nhỏ, một công ty đại chúng, một nhánh của một công ty, hay là một nhà đầu tư); mà nó cũng không can hệ gì tới chức tước (bạn không cần phải leo lên chiếc ghế CEO thì mới được gọi là một doanh nhân). Thay vào đó, nó là một đặc tính cá nhân, có vô vàn những chủ doanh nghiệp nhỏ và những người mới khởi nghiệp kinh doanh - và họ đều tỏ ra rất xuất sắc - nhưng tôi vẫn không coi họ là doanh nhân được.
  Cũng giống như ở các công ty lớn, bạn có thể là một tổng giám đốc thành đạt mà không cần phải là một doanh nhân hay có những đặc điểm của doanh nhân.
  Tôi ví nghiệp kinh doanh là một căn bệnh. Bản thân tôi cũng mắc căn bệnh đó, nên tôi không dám chắc là nó tốt hay xấu. Trước thực tế rằng có rất nhiều người muốn mắc căn bệnh này, tôi lại thấy như họ không hiểu gì về nó cả. Người ta nói rằng doanh nhân là hiện thân cho giấc mơ Mỹ. Họ đột nhiên xuất hiện rồi xây dựng nên những đế chế lớn, gặt hái được vô vàn giải thưởng quý giá, và sống một cuộc đời xa hoa. Đây là Larry Ellison và đội du thuyền hoành tráng, đây là Bill Gates với ngôi nhà thông minh rộng hơn 6.000m2, đây là Ted Turner với gần 2 triệu ha đất, còn kia là Larry Page với chiếc Boeing 747. Nhưng đó chỉ là những giá trị ngoại lệ. Trong một cuốn sách cùng tên được nhiều người yêu thích, Gladwell ước tính rằng để thực sự thông thạo về một lĩnh vực nào đó, bạn cần bỏ ra gần 10.000 giờ làm việc.
  Nhưng giới doanh nhân thì khác, họ cống hiến toàn bộ con người mình cho sự nghiệp họ theo đuổi, và lúc nào họ cũng vậy. Doanh nhân yêu công việc họ làm và họ như bị ám ảnh vì nó. Nó là một tiền mệnh, một con đường vốn đã trải sẵn ra trước mặt bạn. Nó là một tính cách, một nô lệ của tình yêu, một sự nhiệt tình không thể thuần hóa, một tình huống không thể xử lý, một căn bệnh không có thuốc chữa. Hoặc là bạn mắc căn bệnh đó, hoặc là không.
  Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để xác định xem bạn có mắc chứng bệnh này không nhé
 - Bạn có thức dậy trước khi đồng hồ báo thức réo lên, rồi nhảy ra khỏi giường và háo hức đi làm? (tốt)
 - Bạn có đi như chạy tới chỗ để xe, quên cả ăn sáng, uống cà phê và đọc báo? (tốt hơn)
 - Được nửa đường tới công ty, bất chợt bạn nhìn xuống và nhận ra rằng mình còn chưa kịp tắm, cạo râu, hay ăn mặc chỉnh tề? (tuyệt vời)
 - Bạn có khựng lại một giây, rồi tặc lưỡi: "Kệ nó đi!", và tiếp tục lao đầu tới nơi làm việc? (chẩn đoán: mắc bệnh doanh nhân; phương pháp điều trị: nên tiếp tục duy trì bệnh)
  Bản thân tôi thì đã làm như vậy quá nhiều lần trong đời mà không một chút ngập ngừng do dự hay xấu hổ (thực ra đó là chủ nghĩa doanh nhân). Tôi coi nó là một sự tập trung cao độ, khó tách rời tâm trí mình, đặc biệt là khi đưa nó ra so sánh với những hoạt động thường ngày khác. Phần lớn mọi người dùng lịch để ghi nhớ về các cuộc họp hay sự kiện quan trọng, còn trong cuốn lịch của tôi lại đầy những thứ vụn vặt như giờ ăn trưa khi nào! Nhiều người lầm tưởng căn bệnh kinh doanh là một chứng giống như rối loạn thiếu tập trung (ADD), hay bị ám ảnh, hay liều lĩnh, hay điên cuồng, và hàng tá những thứ kỳ dị khác. Nhưng thật ra, doanh nhân chỉ đơn thuần là người quá nhiệt tình - người họ như chỉ có một công tắc khởi động, và cái công tắc đó lúc nào cũng ở trạng thái "on".
   Động lực thôi thúc doanh nhân không phải là tiền bạc.
  Tiền bạc là động lực của các công ty và những người buôn bán. Còn đối với doanh nhân, tiền bạc lại chỉ đơn giản là chiếc thước đo. Thẳng thắn ra mà nói, kinh doanh là một cách kiếm sống rất gian nan và bấp bênh. Nó là một con dao hai lưỡi: hoặc là bạn sẽ kiếm được bộn tiền, khiến cho nhiều thế hệ đời sau tiêu không hết - hoặc là bạn phá sản. Phần lớn các doanh nhân đều từng thất bại một cách thảm hại. Nếu bạn muốn chắc chắn có một cuộc sống tốt đẹp - một cuộc sống đem lại cho bạn một sự nghiệp thành đạt, ổn định, và một gia tài kha khá cho con cái - thì tốt nhất là hãy nghe lời các bậc phụ huynh của mình và học làm bác sỹ, luật sư, hay làm ăn buôn bán. Yếu tố giúp một số doanh nhân thành công cũng giống như yếu tố giúp mang đến thành công cho nhiều người khác: Dựa vào các điểm mạnh và tránh những điểm yếu của mình.
  Thật ra, doanh nhân có một lợi thế hơn hẳn (hay chí ít đó cũng là suy nghĩ của cá nhân tôi): Mức độ năng lượng của họ cao hơn, mức độ tự tin của họ cao hơn, và dần dần, họ cũng có xu hướng làm chủ lĩnh vực chuyên môn cao hơn. Nhưng thành công không chỉ đến từ những thứ đó.
  Thành công được tạo ra từ việc tận dụng những năng lực chính của bản thân. Đôi khi, cái khiến tôi thành công là tôi biết kết hợp giữa đặc tính doanh nhân với những thế mạnh của mình trong việc chấp nhận những rủi ro có tính toán, ra quyết định chính xác và xây dựng các nhóm làm việc gồm những người mà tôi ngưỡng mộ. Nếu bạn đúng là một doanh nhân, hãy sử dụng thiên tài đó thật phù hợp. Còn nếu không, thì bạn đừng nên gắng sức trở thành doanh nhân làm gì. Thay vào đó, hãy suy nghĩ và xác định xem đâu là việc bạn có thể làm tốt nhất, và hãy cố gắng làm việc đó tốt hơn bất kỳ ai khác. Còn nếu công ty bạn cần có một doanh nhân để chèo lái, hãy đừng ngại ngần mà đi thuê một người như vậy
 Nguồn: Wikipedia, Tạp chí Thế giới trong ta

Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^

Bình luận Báo cáo vi phạm

Click để bắt đầu chia sẻ những bức ảnh vui!

LIKE BOX