Ảnh mới


Trước đây, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc và nhà đầu tư khái niệm về trái phiếu, cổ phiếu cũng như sự khác nhau giữ việc nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, trong trái phiếu, chúng ta còn có một khái niệm là Trái phiếu chuyển đổi. Vậy Trái phiếu chuyển đổi là gì và ưu nhược điểm của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Khái niệm và bản chất trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi.

Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép giữa trái phiếu DN và quyền mua cổ phiếu do chính DN phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định trước.

Sự khác biệt của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu thường đó là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ. Do đó, trái phiếu chuyển đổi thường có giá trị hơn trái phiếu thông thường.

Giá trị trái phiếu chuyển đổi 

Giá trị của trái phiếu chuyển đổi = Giá trị của trái phiếu + Giá trị của quyền chuyển đổi (quyền mua CP).

Giá trị của trái phiếu được hiểu là giá trị hiện tại của các dòng tiền thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn của trái phiếu, thông qua một lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu này được quyết định dựa vào lãi suất chung trên thị trường và biên độ rủi ro tín dụng của chủ thể phát hành cũng như các tài sản đảm bảo của trái phiếu (nếu có). Lãi suất thị trường hay biên độ rủi ro tín dụng tăng đều làm tăng tỷ lệ chiết khấu và do đó làm giảm giá trị của trái phiếu, và ngược lại. Do đó, trên thị trường thứ cấp, giá trị của trái phiếu biến động phụ thuộc vào các nhân tố này cũng như quan hệ cung cầu.

Giá trị quyền mua cổ phiếu phụ thuộc trước hết vào giá cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu tăng thì quyền mua càng có giá trị và ngược lại. Phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu hiện hành và giá chuyển đổi được gọi là giá trị nội tại của quyền mua. Khi giá trị nội tại này > 0 thì lúc đó quyền mua đang có lãi và ngược lại, giá trị nội tại < 0 thì lúc đó quyền mua không có giá trị. Giá trị của quyền mua còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

- Thời hạn thực hiện quyền: Thời hạn này càng dài thì quyền càng có giá trị và ngược lại. Điều này là do khi thời hạn còn dài thì cơ hội tăng giá cổ phiếu cao hơn, làm tăng giá trị nội tại của quyền mua.

- Mức độ biến động thường xuyên của giá cổ phiếu: Giá cổ phiếu có mức độ biến động mạnh thì cơ hội tăng giá (và giảm giá) càng cao, do đó giá trị quyền mua càng cao và ngược lại.

- Lãi suất trên thị trường: Lãi suất càng giảm thì giá trị quyền mua càng cao và ngược lại, do tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của giá trị nội tại sẽ tăng.

Ưu, nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

* Đối với công ty phát hành

Ưu điểm:

- Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái phiếu thông thường cũng như so với lãi suất ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành.

- Tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển từ trái phiếu nợ thành vốn cổ phần.

- Giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường.

- Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu so với phát hành cổ phiếu.

- Dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.

Nhược điểm:

- Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty.

- Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty.

- Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.

* Đối với nhà đầu tư 

Ưu điểm:

- Trái phiếu chuyển đổi cũng giống trái phiếu thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn. Thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu.

- Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty phá sản và bị thanh lý.

- Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có chiều hướng ổn định hơn giá cổ phiếu trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của trái phiếu chuyển đổi trên thị trường sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác.

- Vì trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển thành cổ phiếu nên giá trị thị trường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá cổ phiếu tăng.

- Nhà đầu tư có quyền lựa chọn. Họ sẽ không bị lỗ nặng khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi (họ sẽ không thực hiện quyền chuyển đổi) mà vẫn có lợi khi giá cổ phiếu tăng mạnh (họ sẽ thực hiện quyền chuyển đổi rồi bán cổ phiếu sau khi chuyển đổi).

Nhược điểm:

- Nhà đầu tư được hưởng mức lãi suất thấp hơn so với các loại trái phiếu khác.

- Thời gian chuyển đổi thường dài nên tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.

- Nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sáp nhập, hợp nhất hay giải thể thì những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi.





 Nghị định 43/2010 (hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp) qui định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và huyện. Cơ quan này còn có tên là “Cơ quan đăng ký kinh doanh”.


Cơ quan đăng ký kinh doanh chia theo 2 cấp : tỉnh và huyện:


Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan do Nhà nước thành lập, có chức năng và nhiệm vụ chính là tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.


Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở 2 cấp: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Cụ thể :


- Ở cấp tỉnh: có tên gọi là “Phòng Đăng ký kinh doanh” thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư ( gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Chính phủ qui định riêng tại TP. Hà Nội và TP.HCM có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng ĐKKD.


- Ở cấp huyện: cũng có tên gọi là “Phòng Đăng ký kinh doanh” – nhưng chỉ thành lập tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.


Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì UBND cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký/cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hình thức “Hộ kinh doanh” - quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2010.


Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh


1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho UBND cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.


3. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.


4. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.


5. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.


6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định 43/2010.


7. Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.


Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh/phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện




1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.


2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo UBND cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cấp huyện về hộ kinh doanh trên địa bàn.


3. Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.


4. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết.


5. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.


6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2010.


7. Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định về thương mại điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013, sẽ có 4 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thương mại điện tử.




  Nhóm thứ nhất là một số vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, như: tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới; Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh...
  Nhóm thứ hai là vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử như giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử; Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;...
  Nhóm thứ ba là vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử gồm thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử; Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử...
  Nhóm thứ tư là các vi phạm khác như đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...

  Nghị định cũng quy định rõ về các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử.
  Theo đó, Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
  Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm: Sàn giao dịch thương mại điện tử; Website đấu giá trực tuyến; Website trực tuyến và các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

  4 nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
  Theo Nghị định, hoạt động thương mại điện tử được thực hiện dựa trên 4 nguyên tắc. Trước hết, phải đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử.
  Ngoài ra, phải xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử. Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.
  Một nguyên tắc quan trọng khác là xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử. Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
  Bên cạnh đó, các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. 


Xem chi tiết nghị định 53/2013/NDCP tại http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=167457


 Nếu đã phát ngán với facebook, hoặc đơn giản là không còn muốn sống ảo nữa, bạn có thể xóa tài khoản FaceBook theo 2 cách sau:

  + Xóa tạm thời (khóa tài khoản): Vào trang thiết lập bào mật của tài khoản FB theo địa chỉ:  https://www.facebook.com/settings?tab=security ; chọn Khóa tài khoản của bạn ( Deactivate your account) và làm theo các bước chỉ dẫn. Tài khoản của bạn sẽ bị khóa tạm thời. Nếu bạn đăng nhập vào FaceBook, tài khỏa sẽ được tự động mở khóa.

  + Xóa vĩnh viễn: Vào trang xóa tài khoản theo địa chỉ: https://www.facebook.com/help/delete_account ; làm theo các bước chỉ dẫn. tài khoản FaceBook của bạn sẽ bị khóa sau 14 ngày (lưu ý: nếu trong 14 ngày sau khi tiến hành xóa tài khoản mà bạn đăng nhập vào FaceBook, việc xóa tài khoản sẽ không có hiệu lực)

  Chào thân ái và quyết thắng!  
  Câu hỏi đặt ra ở đây là, làm sao biết giờ trên đồng hồ đã chính xác chưa?
  Cách kiểm chứng rất đơn giản, trang Time and Date, vói lịch sử phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước, đã được chứng minh là một trong những trang web định thời gian chính xác nhất. Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Time and Date cung cấp cho chúng ta thông tin chính xác nhất về thời gian, ngày tháng, múi giờ, thời tiết...
 Xem chi tiết tại:  http://www.timeanddate.com/
Giờ chính xác của Hà Nội:  http://www.timeanddate.com/worldclock/fullscreen.html?n=95#

  Google chính thức công bố dự án Project Loon với ý tưởng gây kinh ngạc và được đánh giá là điên rồ: mang Internet đến mọi nơi xa xôi trên hành tinh bằng công nghệ ra đời từ thế kỷ thứ 19.



  "Chúng tôi tin rằng việc xây dựng chuỗi các khinh khí cầu bay vòng quanh trái đất nhờ sức gió để cung cấp khả năng truy cập Internet cho khoảng 2/3 tổng số người dân trên thế giới tương tự mạng lưới 3G hiện nay là điều hoàn toàn khả thi", Google viết trên blog.
  Theo hãng dịch vụ tìm kiếm Mỹ, mạng Internet "trôi nổi" trong không gian này sẽ được khai thác để tiếp cận những khu vực hẻo lánh, vùng sâu vùng xa. Dù vậy, việc đặt tên chương trình là Project Loon cũng cho thấy Google thừa hiểu tính điên rồ của dự án. Loon có nghĩa là "kẻ điên", "mất trí". Một trong những mục đích khác của hãng này là giúp duy trì liên lạc trong suốt các thảm họa thiên nhiên.
  Khinh khí cầu hoạt động bằng nguồn năng lượng mặt trời và có thể điều khiển từ xa sẽ di chuyển trong gió ở độ cao 20 km so với bề mặt trái đất và kết nối với các ăng-ten và trạm tiếp nhận trên mặt đất.
  Một rào cảo hiển nhiên với Project Loon là khinh khí cầu luôn di chuyển, khiến người dùng khó có thể bắt sóng lâu. Google cho hay họ đã có kế hoạch để duy trì khinh khí cầu ở những nơi cần thiết bằng việc sử dụng "các thuật toán phức tạp và sức mạnh điện toán".
  Cuộc thử nghiệm đầu tiên đang diễn ra ở New Zealand. Google đang tìm kiếm các đối tác cho giai đoạn tiếp theo của dự án để hiện thực hóa ước mơ kết nối và chia sẻ dữ liệu của con người ngay cả khi họ đang ở những góc xa nhất, khó tiếp cận nhất của thế giới như giữa sa mạc, trên đỉnh núi, Nam Cực...


  Cách 1 - Sửa file host
  Bước 1: Mở File Host theo đường dẫn: C:\Windows\System32\Drivers\etc
             Click chuột phải, Open With > Notepad

  Bước 2: Dán đoạn code sau vào cuối trang Notepad vừa mở


173.252.100.26 facebook.com 
173.252.100.26 www.facebook.com 
173.252.100.26 www.login.facebook.com 
173.252.100.26 login.facebook.com 
173.252.100.26 apps.facebook.com 
173.252.100.26 graph.facebook.com 
173.252.100.26 register.facebook.com 
173.252.100.26 vi-vn.connect.facebook.com 
173.252.100.26 vi-vn.facebook.com 
173.252.100.26 static.ak.connect.facebook.com 
173.252.100.26 developers.facebook.com 
173.252.100.26 error.facebook.com 
173.252.100.26 channel.facebook.com 
173.252.100.26 register.facebook.com 
173.252.100.26 bigzipfiles.facebook.com 
173.252.100.26 pixel.facebook.com 
173.252.100.26 upload.facebook.com 
173.252.100.26 register.facebook.com 
173.252.100.26 bigzipfiles.facebook.com 
173.252.100.26 pixel.facebook.com 
173.252.100.26 logins.facebook.com 
173.252.100.26 graph.facebook.com 
173.252.100.26 developers.facebook.com 
173.252.100.26 error.facebook.com 
173.252.100.26 register.facebook.com 
173.252.100.26 blog.facebook.com 
173.252.100.26 channel.facebook.com 
173.252.100.26 connect.facebook.com 
173.252.100.26 bigzipfiles.facebook.com

  Bước 3: Ctrl + S, đóng trình duyệt đang mở sau đó vào lại.

 Cách 2 -  truy cập Facebook theo địa chỉ: https://www.0.facebook.com/
  Update tháng 6/2013, thành công ở tất cả các mạng!




 “Doanh nhân” là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90. Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng: cứ “được gọi” là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền.   
  Thực tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có người thành kẻ bại. Doanh nhân được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên,Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).


  Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp.
  Doanh nhân còn là những người có được những:
 (1) năng khiếu đặc biệt về kinh doanh,
 (2) kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và
 (3) các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh.
  Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác.
  Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.
  Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa,dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.
  Các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân.
  Từ trước đến nay, doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nay đã bắt đầu có những đầu tư ra nước ngoài.
  Ngày doanh nhân Việt Nam
  Riêng các doanh nhân Việt Nam có một ngày kỷ niệm trong năm, đó là ngày 13 tháng 10.
  Ngày này được công nhận vào năm 2004, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải.
  Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử
  + Thời phong kiến: Trong câu “Sĩ nông công thương”, doanh nhân (các thương gia thời đó) đứng ở cuối các thang bậc của xã hội. Chính vì vậy, khi các thương gia thành công, có nhiều tiền, họ sẽ cố đầu tư cho con học đi thi để được gia nhập vào tầng lớp “sĩ” (quan lại, sĩ phu…” hoặc đem tiền trở về quê mua thật nhiều ruộng đất, bắt đầu một quá trình tự “nông dân hóa” để gia nhập trở lại vào tầng lớp “nông”.
  Suốt thời kỳ này tầng lớp doanh nhân không phát triển được.
  + Thời thực dân: Tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát triển. Về mặt số lượng họ khá đông đảo và bắt đầu một quá trình tích tụ nguồn vốn, tri thức và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh và cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…
  Do có khả năng tài chính, các doanh nhân đều đầu tư cho con cái học hành bài bản và nhiều người trong số này đã trở thành các nhà cách mạng.
 + Thời sau giải phóng: (miền Bắc từ sau 1954, miền Nam từ sau 1975 đến năm 1990) Tầng lớp doanh nhân gần như bị phân rã. Họ không xuất hiện và không được công nhận trong xã hội. Các pano, áp-phích cổ động chỉ có hình ảnh của công – nông – binh, không có doanh nhân và không có cả trí thức.
  + Từ 1990 đến nay: Sau Đổi mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày 21 tháng 12 năm 1990 đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân ra đời và cùng với đó là sự hồi sinh, phát triển của tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Tuy trên các tranh cổ động vẫn chỉ có “công – nông – binh” và thêm “trí” song doanh nhân cũng dần được công nhận là một tầng lớp xã hội.
  
 Định nghĩa hoàn toàn mới về doanh nhân

  Bạn cho rằng tất cả những ai tham gia điều hành một công ty đều là doanh nhân?




  Đã có quá nhiều câu trả lời cho câu hỏi này rồi; nào là doanh nhân là người chấp nhận rủi ro, nhà phát minh, chủ một công ty nhỏ, hay chỉ đơn thuần họ là những kẻ điên rồ hoặc may mắn. Song tất cả những ý kiến trên, và thẳng thắn ra mà nói, cả phần lớn những gì tôi đã đọc được trong các cuốn sách về kinh doanh nữa, đều không mấy liên quan đến bản chất của doanh nhân. Thông thái đến như Malcolm Gladwell thì trong bài báo gần đây viết về chủ đề này trên tạp chí New Yorker, ông cũng mới chỉ đúng một nửa.
  Là một doanh nhân khác xa với những gì mà mọi người thường nghĩ. Nó không phải là một hành vi (chấp nhận rủi ro hay né tránh rủi ro); nó không phải là một loại hình kinh doanh (bạn có thể điều hành một công ty nhỏ, một công ty đại chúng, một nhánh của một công ty, hay là một nhà đầu tư); mà nó cũng không can hệ gì tới chức tước (bạn không cần phải leo lên chiếc ghế CEO thì mới được gọi là một doanh nhân). Thay vào đó, nó là một đặc tính cá nhân, có vô vàn những chủ doanh nghiệp nhỏ và những người mới khởi nghiệp kinh doanh - và họ đều tỏ ra rất xuất sắc - nhưng tôi vẫn không coi họ là doanh nhân được.
  Cũng giống như ở các công ty lớn, bạn có thể là một tổng giám đốc thành đạt mà không cần phải là một doanh nhân hay có những đặc điểm của doanh nhân.
  Tôi ví nghiệp kinh doanh là một căn bệnh. Bản thân tôi cũng mắc căn bệnh đó, nên tôi không dám chắc là nó tốt hay xấu. Trước thực tế rằng có rất nhiều người muốn mắc căn bệnh này, tôi lại thấy như họ không hiểu gì về nó cả. Người ta nói rằng doanh nhân là hiện thân cho giấc mơ Mỹ. Họ đột nhiên xuất hiện rồi xây dựng nên những đế chế lớn, gặt hái được vô vàn giải thưởng quý giá, và sống một cuộc đời xa hoa. Đây là Larry Ellison và đội du thuyền hoành tráng, đây là Bill Gates với ngôi nhà thông minh rộng hơn 6.000m2, đây là Ted Turner với gần 2 triệu ha đất, còn kia là Larry Page với chiếc Boeing 747. Nhưng đó chỉ là những giá trị ngoại lệ. Trong một cuốn sách cùng tên được nhiều người yêu thích, Gladwell ước tính rằng để thực sự thông thạo về một lĩnh vực nào đó, bạn cần bỏ ra gần 10.000 giờ làm việc.
  Nhưng giới doanh nhân thì khác, họ cống hiến toàn bộ con người mình cho sự nghiệp họ theo đuổi, và lúc nào họ cũng vậy. Doanh nhân yêu công việc họ làm và họ như bị ám ảnh vì nó. Nó là một tiền mệnh, một con đường vốn đã trải sẵn ra trước mặt bạn. Nó là một tính cách, một nô lệ của tình yêu, một sự nhiệt tình không thể thuần hóa, một tình huống không thể xử lý, một căn bệnh không có thuốc chữa. Hoặc là bạn mắc căn bệnh đó, hoặc là không.
  Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để xác định xem bạn có mắc chứng bệnh này không nhé
 - Bạn có thức dậy trước khi đồng hồ báo thức réo lên, rồi nhảy ra khỏi giường và háo hức đi làm? (tốt)
 - Bạn có đi như chạy tới chỗ để xe, quên cả ăn sáng, uống cà phê và đọc báo? (tốt hơn)
 - Được nửa đường tới công ty, bất chợt bạn nhìn xuống và nhận ra rằng mình còn chưa kịp tắm, cạo râu, hay ăn mặc chỉnh tề? (tuyệt vời)
 - Bạn có khựng lại một giây, rồi tặc lưỡi: "Kệ nó đi!", và tiếp tục lao đầu tới nơi làm việc? (chẩn đoán: mắc bệnh doanh nhân; phương pháp điều trị: nên tiếp tục duy trì bệnh)
  Bản thân tôi thì đã làm như vậy quá nhiều lần trong đời mà không một chút ngập ngừng do dự hay xấu hổ (thực ra đó là chủ nghĩa doanh nhân). Tôi coi nó là một sự tập trung cao độ, khó tách rời tâm trí mình, đặc biệt là khi đưa nó ra so sánh với những hoạt động thường ngày khác. Phần lớn mọi người dùng lịch để ghi nhớ về các cuộc họp hay sự kiện quan trọng, còn trong cuốn lịch của tôi lại đầy những thứ vụn vặt như giờ ăn trưa khi nào! Nhiều người lầm tưởng căn bệnh kinh doanh là một chứng giống như rối loạn thiếu tập trung (ADD), hay bị ám ảnh, hay liều lĩnh, hay điên cuồng, và hàng tá những thứ kỳ dị khác. Nhưng thật ra, doanh nhân chỉ đơn thuần là người quá nhiệt tình - người họ như chỉ có một công tắc khởi động, và cái công tắc đó lúc nào cũng ở trạng thái "on".
   Động lực thôi thúc doanh nhân không phải là tiền bạc.
  Tiền bạc là động lực của các công ty và những người buôn bán. Còn đối với doanh nhân, tiền bạc lại chỉ đơn giản là chiếc thước đo. Thẳng thắn ra mà nói, kinh doanh là một cách kiếm sống rất gian nan và bấp bênh. Nó là một con dao hai lưỡi: hoặc là bạn sẽ kiếm được bộn tiền, khiến cho nhiều thế hệ đời sau tiêu không hết - hoặc là bạn phá sản. Phần lớn các doanh nhân đều từng thất bại một cách thảm hại. Nếu bạn muốn chắc chắn có một cuộc sống tốt đẹp - một cuộc sống đem lại cho bạn một sự nghiệp thành đạt, ổn định, và một gia tài kha khá cho con cái - thì tốt nhất là hãy nghe lời các bậc phụ huynh của mình và học làm bác sỹ, luật sư, hay làm ăn buôn bán. Yếu tố giúp một số doanh nhân thành công cũng giống như yếu tố giúp mang đến thành công cho nhiều người khác: Dựa vào các điểm mạnh và tránh những điểm yếu của mình.
  Thật ra, doanh nhân có một lợi thế hơn hẳn (hay chí ít đó cũng là suy nghĩ của cá nhân tôi): Mức độ năng lượng của họ cao hơn, mức độ tự tin của họ cao hơn, và dần dần, họ cũng có xu hướng làm chủ lĩnh vực chuyên môn cao hơn. Nhưng thành công không chỉ đến từ những thứ đó.
  Thành công được tạo ra từ việc tận dụng những năng lực chính của bản thân. Đôi khi, cái khiến tôi thành công là tôi biết kết hợp giữa đặc tính doanh nhân với những thế mạnh của mình trong việc chấp nhận những rủi ro có tính toán, ra quyết định chính xác và xây dựng các nhóm làm việc gồm những người mà tôi ngưỡng mộ. Nếu bạn đúng là một doanh nhân, hãy sử dụng thiên tài đó thật phù hợp. Còn nếu không, thì bạn đừng nên gắng sức trở thành doanh nhân làm gì. Thay vào đó, hãy suy nghĩ và xác định xem đâu là việc bạn có thể làm tốt nhất, và hãy cố gắng làm việc đó tốt hơn bất kỳ ai khác. Còn nếu công ty bạn cần có một doanh nhân để chèo lái, hãy đừng ngại ngần mà đi thuê một người như vậy
 Nguồn: Wikipedia, Tạp chí Thế giới trong ta
 1. Khái quát về thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời qua
  Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Để thực hiện được yêu cầu này, Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đổi mới tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và kết quả là doanh nghiệp nhà nước đã xuất hiện dưới nhiều loại hình khác nhau như: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là Nhà nước, công ty cổ phần có cổ phần chi phối của nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có phần vốn góp chi phối của Nhà nước, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp này, trên thực tế đã tạo thành một bộ phận vô cùng quan trong của nền kinh tế quốc dân, là lực lượng vật chất to lớn giúp Nhà nước giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp của đất nước trong thời gian qua. Đồng thời với việc tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước ta cũng đã quan tâm nhiều đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về các loại hình doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Kết quả cho thấy, bước đầu đã thiết lập được một khung pháp lý tương đối đồng bộ theo hướng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước, xác định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng Nhà nước chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ như các chủ đầu tư, chủ sở hữu vốn góp vào doanh nghiệp giống như các chủ đầu tư, chủ sở hữu vốn thuộc các thành phần kinh tế khác.

  Trước ngày 01/7/2010, các công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như: Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28/10/2004 về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước, Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...

  Bên cạnh khung pháp lý chung là các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành ban hành đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành các quyết định thành lập và phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn kinh tế nhà nước. Các bản điều lệ được phê duyệt này cũng được coi là một bộ phận cấu thành của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước.

  Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2010, các công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã phải chuyển đổi sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Hậu quả là nhiều quy định trong các văn bản pháp luật nêu trên đã không còn được áp dụng nữa vì không còn đối tượng điều chỉnh là công ty nhà nước.

  Hiện nay, đối với những công ty nhà nước đã chuyển đổi sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì, công tác quản lý của chủ sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP. Đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thì vẫn tạm thời vận dụng một số quy định của Nghị định số 111/2007/NĐ-CP và Nghị định số 101/2009/NĐ-CP. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Văn bản số 1626/TTg-ĐMDN ngày 13/09/2010 để hướng dẫn các tập đoàn kinh tế nhà nước áp dụng quy định tại Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.

  Như trên đã phân tích, việc chuyển đổi các công ty nhà nước sang hoạt động theo một môi trường pháp lý bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, việc chuyển đổi các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã dẫn đến một số bất cập trong việc điều chỉnh pháp lý đối với việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước. Các công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã không còn chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, Nghị định số 132/2005/NĐ-CP... nhưng do chưa có văn bản thay thế kịp thời nên cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp đều gặp khó khăn, lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
  Qua nghiên cứu, có thể thấy khung pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp nhà nước còn một số hạn chế sau đây:

  Thứ nhất, các vấn đề phát sinh trong việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật. Luật Doanh nghiệp năm 2005 không thể bao quát toàn bộ những vấn đề cần điều chỉnh về doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Vì vậy, sau khi Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực, thì yêu cầu đặt ra là phải có một văn bản ở tầm luật để điều chỉnh các vấn đề đặc thù này nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước có một cơ sở pháp lý tốt hơn, đầy đủ hơn để hoạt động một cách có hiệu quả hơn.

  Thứ hai, nhiều quy định điều chỉnh việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp còn sơ sài, chưa đầy đủ, đặc biệt là đối với các tổng công ty và tập đoàn kinh tế. Hậu quả là, nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước này không có pháp luật để điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đến nơi đến chốn. Việc quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước cũng rơi vào tình trạng tương tự. Cho đến nay, mới có 2 văn bản điều chỉnh các vấn đề liên quan trực tiếp đến quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước là Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước và Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 26/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Theo Nghị định số 101/2009/NĐ-CP, cần ban hành quy chế quản lý, giám sát, đánh giá đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó quy định đầy đủ, chi tiết về các tiêu chí cũng như trình tự đánh giá, xếp hạng hàng năm đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước vì Quyết định 224/2006/QĐ-TTg đã không còn phù hợp. Tuy nhiên, đến nay, các quy chế này vẫn chưa được ban hành, vì vậy, chưa có đủ cơ sở pháp lý để quản lý, giám sát, bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu là Nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Trên thực tế, việc thực hiện công tác quản lý, giám sát đối với các vấn đề cụ thể như về ngành nghề kinh doanh chính, về thực hiện các nhiệm vụ mà chủ sở hữu giao cho hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, kiểm soát viên,... còn gặp rất nhiều khó khăn.

  Về công khai tài chính của doanh nghiệp nhà nước, mặc dù pháp luật có quy định nhưng còn chung chung, chưa cụ thể về nội dung tài chính, hình thức, phương tiện, đối tượng cần công khai.

  Thứ ba, nội dung của nhiều quy định còn chưa hợp lý. Chẳng hạn, Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước và công khai tài chính ở doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 87/2007/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đều giới hạn việc công khai tài chính (kết quả kiểm toán và báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp) cho các đối tượng trong nội bộ doanh nghiệp, như vậy, các bên có liên quan ở bên ngoài doanh nghiệp không thể tiếp cận các thông tin này để thực hiện quyền giám sát của mình. Rõ ràng, đây là một quy định bất hợp lý, cần phải được khắc phục.

  Thứ tư, vẫn còn không ít quy định có nội dung không thống nhất, mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 25/2005/NĐ-CP quy định nguyên tắc Nhà nước thực hiện thống nhất và tập trung các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về vốn và mỗi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Trong thực tế, điều lệ của các công ty mẹ (phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 101/2009/NĐ-CP lại quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước được phân công, phân cấp cho nhiều chủ thể thực hiện (Thủ tướng Chính phủ, bộ chức năng, bộ quản lý ngành,...).

  Nghị định số 141/2007/NĐ-CP quy định thành viên hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, tổng giám đốc công ty mẹ hưởng chế độ lương, thưởng theo năm trong khi đó, Nghị định số 101/2009/NĐ-CP lại quy định các chức danh này được hưởng chế độ lương và thưởng theo nhiệm kỳ, còn Nghị định số 25/2010/NĐ-CP lại quy định các chức danh này được hưởng chế độ tiền lương theo năm và tiền thưởng theo nhiệm kỳ. Quy định không nhất quán này không những gây khó khăn, mà còn gây ra sự tuỳ tiện trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước.

  2. Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

  Trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực và doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cần phải được khẩn trương hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau đây:

  2.1. Hoàn thiện khung pháp lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước

Như phần trên đã phân tích, khung pháp lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay còn nhiều hạn chế. Để hoàn thiện khung pháp lý này, cần sớm tổng kết việc thí điểm thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý của tập đoàn kinh tế nhà nước theo Nghị định số 101/2009/NĐ-CP. Trước mắt, Chính phủ nên tạm ngừng việc thành lập mới các tập đoàn kinh tế nhà nước và tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, hoạt động của các tập đoàn đã được thành lập. Bên cạnh các công việc mang tính chất tổ chức này, cần đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật theo hướng:

  Một là, ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó, tập trung điều chỉnh quan hệ tài chính của tập đoàn, các quan hệ về chuyển vốn, chuyển lãi, chuyển lỗ giữa tập đoàn và các công ty con; giữa các công ty con với nhau. Thay đổi tư duy và đổi mới cách thức quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước cho phù hợp với mô hình tập đoàn (là một thực thể kinh doanh gồm nhiều doanh nghiệp, nhiều pháp nhân độc lập với nhiều tầng nấc, quan hệ khác nhau giữa mẹ - con – cháu - chắt và kinh doanh đa ngành). Xác định rõ những vấn đề Nhà nước cần quản lý như vốn nhà nước nên giao đến cấp nào, Nhà nước quản đến đâu... để tháo gỡ và xử lý một cách có hiệu quả các lúng túng, vướng mắc phát sinh trong thời gian qua.

  Hai là, cần sớm ban hành nghị định về giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước với tư cách là một nhóm các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hình thành dựa trên quan hệ công ty mẹ - công ty con. Nghị định này phải quy định cụ thể cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát các tập đoàn; xác định các căn cứ để giám sát.

  Ba là, ban hành chuẩn mực kế toán; các biểu mẫu báo cáo như báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh, báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư, báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của các tập đoàn kinh tế nhà nước.

  Bốn là, ban hành quy chế quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có chế độ công khai thông tin: Thông tin công bố gồm thông tin về tài chính và hoạt động sản xuất – kinh doanh; thông tin về mục tiêu hoạt động của tập đoàn (mục tiêu dài hạn và mục tiêu hàng năm); thông tin chi tiết về cơ cấu sở hữu và tài sản; thông tin về công tác cán bộ; thông tin về các giao dịch kinh doanh chủ yếu trong kỳ công bố thông tin, trong đó có các giao dịch với các bên có lợi ích liên quan (nếu có); thông tin về những rủi ro trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, các chính sách hạn chế rủi ro; thông tin về hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt các thông tin về chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế vận hành của chủ sở hữu, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, ban giám đốc ...

  Năm là, để tăng cường quản lý các tập đoàn, cần sớm nghiên cứu để tiến tới xây dựng các nghị định riêng điều chỉnh tổ chức, hoạt động của từng tập đoàn kinh tế nhà nước.

  2.2. Sớm ban hành nghị định về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Nghị định này cần tách bạch quyền quản lý hành chính nhà nước và quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng phân tán quyền của chủ sở hữu, tình trạng không có một cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của doanh nghiệp; thiết lập cơ chế chỉ có một cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương này cần được thực hiện từng bước, có lộ trình để đảm bảo vừa tăng cường năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển giá trị tài sản doanh nghiệp, tránh thất thoát, lãng phí.

  2.3. Ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Quy chế này được ban hành nhằm hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước nhằm một mặt giúp chủ sở hữu nhà nước bảo vệ được những lợi ích của mình, mặt khác, tạo điều kiện để cơ quan quản lý tài chính nhà nước kịp thời phát hiện, cảnh báo và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, người lao động, cũng như của doanh nghiệp.

  2.4. Ban hành quy chế hoạt động của kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Quy chế này cần quy định cụ thể về cơ chế cung cấp, tiếp cận thông tin của kiểm soát viên; cơ chế phối hợp giữa các kiểm soát viên (khi số kiểm soát viên vượt quá 1 người); cơ chế báo cáo của kiểm soát viên; cơ chế tiếp nhận báo cáo của kiểm soát viên; cơ chế xử lý kiến nghị, đề xuất của kiểm soát viên; các chế tài khi kiểm soát viên vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

  2.5. Ban hành nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nghị định này cần xác định rõ những nguyên tắc trong việc đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp; quy định rõ cơ chế để chuyển đổi một cách triệt để từ phương thức đầu tư, quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước theo cách quản lý hành chính thông qua việc cấp phát vốn từ ngân sách nhà nước sang phương thức đầu tư, quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước theo phương thức hạch toán kinh doanh. Nghị định này cũng cần ghi nhận chủ trương vốn hoá toàn bộ tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, kể cả giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn; Nhà nước quản lý vốn theo tính hiệu quả sinh lời trên vốn, chứ không quản lý hiện vật của doanh nghiệp nhà nước; Nhà nước giao vốn và chỉ quản lý giá trị được giao, còn hiện vật dưới hình thức nào là quyền của doanh nghiệp, miễn là sử dụng có hiệu quả.

  Về cơ chế tài chính, cần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp gắn với việc tăng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Giảm mạnh và tiến tới xoá bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước, các bộ, ngành, cấp hành chính chủ quản với tư cách là chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu vào quá trình sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Tạo điều kiện để người điều hành doanh nghiệp thoát khỏi thế bị động trong hoạt động, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh mà pháp luật đã quy định.

  2.6. Về lâu dài, để có khung pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước (đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước - lực lượng chủ chốt của kinh tế nhà nước), giữa công ty mẹ - công ty con, cần sớm triển khai xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh để quy định về một số vấn đề sau đây:

  - Cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Luật này phải đổi mới được phương thức quản lý vốn nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo hướng chuyển từ phương thức hành chính bao cấp sang phương thức đầu tư kinh doanh; tôn trọng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nhà nước có vốn đầu tư vào doanh nghiệp thì thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông hoặc người góp vốn, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước.

  - Cơ chế giám sát việc thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước bao gồm: Xác định rõ nội dung giám sát của chủ sở hữu nhà nước, chủ thể giám sát, quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể giám sát, xác định các căn cứ để giám sát và đánh giá đối với các chủ thể là đại diện chủ sở hữu và đại diện vốn nhà nước.

  -  Quan hệ giữa Nhà nước với người đại diện theo uỷ quyền tại công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; nâng cao trách nhiệm của người đại diện theo uỷ quyền tại các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong việc bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhà nước.

  - Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu do người đại diện trực tiếp thực hiện.

  - Chế tài đối với người đại diện theo uỷ quyền trong trường hợp họ vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích của chủ sở hữu nhà nước.

  Các doanh nghiệp nhà nước đang là lực lượng nắm vai trò chủ lực trong nền kinh tế nước ta. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nhưng do tầm quan trọng của chúng mà Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp tục dành cho các doanh nghiệp này một sự quan tâm đặc biệt, nhất là trong lĩnh vực xây dựng khung pháp lý. Việc nắm bắt và triển khai một cách có hiệu quả các kiến nghị nêu trên sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra



TS. Dương Đức Chính

Trường Cao đẳng Kinh tế, Công nghiệp Hà Nội
















Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu.





Bộ môn Kinh tế vi mô chia các tổ chức doanh nghiệp ra làm 3 loại hình chính dựa trên hình thức và giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu:


+ Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).


+ Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).


+ Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation).


Thông thường doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như sản xuất hàng hóa, tài chính,…


Số liệu thống kê ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2008 cho thấy số lượng doanh nghiệp tăng nhanh từ khoảng 11 vạn lên hơn 20 vạn, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân giảm dần từ khoảng hơn 30% xuống hơn 20%, trong khi tỷ trọng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ hơn 57% lên 67%. Tỷ trọng doanh nghiệp hợp danh không đáng kể.





Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp.






Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:


+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.


+ Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.


+ Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.


Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.


Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.






Căn cứ vào chế độ trách nhiệm.






Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn


+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn.


Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó.


Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.


Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp dan đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.


+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn.


Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP.


Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi sốp vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.






Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty.






Căn cứ vào tư cách pháp nhân.






+ Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân


Công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần


+ Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân


Doanh nghiệp tư nhân



Tham Khảo



Luật doanh nghiệp 2005
Nguyễn Thị Huỳnh Giao, Bài giảng Kinh tế vi mô, Đại học Ngoại Thương Cơ sở II
ThS. Nguyễn Việt Khoa; ThS. Từ Thanh Thảo (2010), Luật kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông

Click để bắt đầu chia sẻ những bức ảnh vui!

LIKE BOX